121060566_3740045062696017_4876729137852094440_o

WISHERs đã sẵn sàng cho cuộc thi “Challenge Your Imagination”

WISHers SẴN SÀNG THAM GIA WETECH 2020-2021 “CHALLENGE YOUR IMAGINATION” Tổng giá trị giải thưởng lên đến trên 100.000.000 đồngHơn 200 học sinh tham gia buổi Info section tìm hiểu các chủ đề Wetech

  • Chủ đề 1: Robot
  • Chủ đề 2: Phát triển phần mềm (App/Web Development)
  • Chủ đề 3: Vạn vật kết nối (IoT)
  • Chủ đề 4: Trí tuệ nhân tạo (AI)

Thầy Nguyễn Văn Nam – Phó Ban Đào tạo trường Phổ thông SNLC Wellspring, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Wetech 2020-2021 (Mùa 4) cho biết, Wetech 2019-2020 có 40 hồ sơ đăng ký, Ban Tổ Chức lựa chọn được 18 đội vào Chung kết. Năm nay, với chủ đề Thách thức Trí tưởng tượng – Challenge Your Imagination, Ban Tổ chức mong muốn học sinh thỏa sức sáng tạo, sử dụng các kiến thức học được từ Wellspring và bên ngoài cuộc sống để tạo nên các sản phẩm phục vụ đời sống.

Thầy Nguyễn Văn Nam tiết lộ: “Đã 3 mùa gắn bó với Wetech, tôi luôn bất ngờ bởi WISHers có sức sáng tạo đáng kinh ngạc, có những điều người lớn không thể nghĩ ra được nhưng các em lại có thể lên kế hoạch thực hiện”. Thầy Nam kể, mùa Wetech 2019-2020, trước sức nóng bởi các vấn đề ô nhiễm môi trường, một nhóm học sinh đã chế tạo chiếc máy đo nồng độ bụi mịn trong không khí. Các em học sinh tự đi và thử nghiệm chiếc máy đo bụi mịn ở nhiều thành phố khác nhau như Đà Nẵng, TP.HCM, Nha Trang… Đặc biệt, chiếc máy do học sinh chế tạo có độ chênh lệch so với các thiết bị trên thị trường là không lớn. Thầy Nam bày tỏ niềm vui mừng khi với sức sáng tạo không giới hạn, học sinh có thể tạo nên những sản phẩm hữu ích, đóng góp vào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.

Thầy Nguyễn Hữu Du – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Wellspring nhận xét: “Ưu điểm lớn nhất của WISHers khối THCS khi tham gia Wetech là các con hồn nhiên, nhiều ý tưởng và dũng cảm. Nếu được động viên thì các con sẵn sàng thử sức, tham gia nhiệt tình. Song, mới là cấp THCS nên nhược điểm của các con là chưa học được nhiều kiến thức, kỹ năng nên các thầy cô vất vả hơn trong việc hỗ trợ, hướng dẫn”.

Timeline cuộc thi:

  • 5/10/2020: Phát động cuộc thi
  • 10-17/10/2020: Info section & đăng ký đề tài
  • 23/10 – 26/11/2020: Tham dự tập huấn, lên ý tưởng cho sản phẩm
  • 25/12/2020: Vòng Sơ loại
  • 28/12/2020: Công bố kết quả vòng Sơ loại
  • 29/12 – 29/1/2021: Tham dự tập huấn, hoàn thiện sản phẩm
  • 30/1/2021: Chung kết Wetech 2020 – 2021 & Thuyết trình, trưng bày sản phẩm

WISHers hãy ghi nhớ hạn cuối đăng ký đề tài vào 17/10/2020 nhé! Cùng chờ đợi năm 2020-2021 với thật nhiều sản phẩm công nghệ sáng tạo.

1DX_3776

Rất nhiều sản phẩm xuất sắc tại Wetech – Sáng tạo số

Chung kết cuộc thi Sáng tạo số –  WeTech dành cho các bạn học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại Hà Nội vừa kết thúc. Nhiều sản phẩm công nghệ dự thi của học sinh mang tính chuyên môn sâu, xuất sắc được Ban Giám khảo đánh giá cao và trao giải.

WeTech là cuộc thi thường niên của Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring Hà Nội về lĩnh vực công nghệ dành cho học sinh từ lớp 6 – 12.

Cuộc thi đã  bước sang mùa thứ 3  với các mục tiêu chính: Thúc đẩy niềm đam mê công nghệ của học sinh, giúp học sinh biết cách sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; giúp học sinh áp dụng kiến thức và các kỹ năng trong chương trình học vào thực tế; giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về an toàn và an ninh mạng.

Sau 3 vòng phát triển, ngày hội chung kết của cuộc thi năm 2019 đã diễn ra với sự góp mặt của 20 đội thi trường trung học Wellspring với những sản phẩm công nghệ mang tính chuyên môn sâu và tính ứng dụng cao trong cuộc sống như: Truyền thông về an toàn trong thế giới kết nối; Sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và đời sống; Vạn vật kết nối (IoT); Trí tuệ nhân tạo (AI).

 Cuộc thi WeTech năm 2019 – 2020 khuyến khích các đội thi xây dựng những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống hiện đại của chính các học sinh và gia đình.

Đặc biệt, với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo – AI”, các đội thi được thoả sức sáng tạo và có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu sâu về xu hướng công nghệ đang được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu và thực trạng ô nhiễm thực phẩm, các thành viên đội Hi Eco (lớp 7AB7) đã thực hiện dự án “Tủ trồng rau thông minh” với các thiết bị máy bơm, cảm biến độ ẩm đất, cảm biến ánh sáng, bộ Kid Arduino… Mô hình sản phẩm được thiết kế dựa trên các tiêu chí: phục vụ mục đích trồng rau sạch, sản phẩm có tính nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ; tự động hóa phần tưới nước và chiếu sáng.

Ngày nay, tranh biện đang là một bộ môn rất được yêu thích và quan tâm bởi giới trẻ. Thế nhưng, tại những vùng miền xa xôi hơn so với các thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM,…), nhiều bạn trẻ dù rất có niềm đam mê tranh biện nhưng lại ít có dịp được tham gia tập dượt, cọ sát một cách chuyên nghiệp.

 Chính vì thế, tận dụng sự phát triển của Internet và công nghệ, đội thi OWO gồm các thành viên đến từ lớp 10AB4, 10AD đã quyết tâm thực hiện dự án website “Decobating” nhằm kết nối cộng đồng tranh biện, cung cấp cho người dùng kiến thức và tập dượt tranh biện online với nhiều debaters thông qua nhiều format khác nhau.

Trong sản phẩm này, cả đội đã sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, JS, CSS. Ngoài ra cũng có sự hỗ trợ từ Firebase và hệ thống API Tokbox. Các thành viên đã cùng chuyên gia nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ. Ngoài ra, các bạn cũng trao đổi trực tiếp đến những lập trình viên khác để xin hỏi ý kiến và trợ giúp.

Các con số ấn tượng của dự án: 327 dòng code – đã tiến hành được đến bước cuối cùng, 99% sản phẩm đã được hoàn thành và hứa hẹn sẽ cải thiện hơn nữa  khi đến tay người sử dụng.

Open Eye là tên dự án của đội Équipe de trois personnes (IG Y2), lựa chọn chủ đề AI với việc thực hiện sản phẩm dành cho người khiếm thị để phân biệt được đồ vật kèm theo một kính có camera.

Thông qua sản phẩm này, các thành viên trong nhóm mong muốn giúp đỡ những người không có khả năng nhìn rõ nhưng vẫn có thể phân biệt được mình đang đứng gần vật thể gì.

Ý tưởng ban đầu của nhóm chỉ là sản phẩm  giúp người khiếm thị đọc được đồ vật nhưng sau đó nhóm đã bổ sung thêm camera để truyền dữ liệu tới điện thoại giúp giải quyết thêm vấn đề sử dụng smartphone cho người khiếm thị. 

Bên cạnh đó, các dự án “Ứng dụng TechID”  – Ứng dụng nhận diện khuôn mặt của nhóm L’espoir (10AD), “Smart Air – thiết bị đo nồng độ bụi của nhóm A3 Tech (11AB3), “Lớp học thông minh’ của nhóm Winning Elevent (lớp 8AB4)… cũng nhận được nhiều lời khen từ Ban giám khảo.

Đội Destiny Team đến từ lớp 6AD, với mong muốn bảo toàn tính mạng cho mọi người và giảm thiểu tối đa tác động của những đám cháy, đội đã xây dựng nên dự án “Hệ thống báo cháy IOT”.

Một hệ thống cảm biến không khí sẽ được lắp đặt trong toà nhà, nếu phát hiện hàm lượng CO2 và khói vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ gửi cảnh báo ngay lập tức để cư dân có thể kịp thời di chuyển và có những biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

Trong tương lai, nhóm muốn phát triển thêm một hệ thống phun nước tức thời để bước đầu ngăn chặn đám cháy ngay khi phát hiện. Với slogan “Bad today, better tomorrow”, nhóm luôn luôn cố gắng để hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm tốt hơn nữa.

Được biết, tham dự cuộc thi còn có các đội thị đến từ trường Phổ thông Liên cấp Edison (Ecopark, Hà Nội).

JANG9299-img1

Danh sách các dự án Wetech 2019 – 2020

Nếu như mùa Wetech 2018 – 2019 đánh dấu sự lột xác hoàn toàn của Wetech so với các mùa trước, thì Wetech 2019 – 2020 lại được coi là một mùa Wetech cực kỳ thành công với rất nhiều sản phẩm sáng tạo có thể ứng dụng vào trong thực tế. Dưới đây là danh sách các dự án Wetech mùa trước mà BTC đã tổng hợp lại nhằm giúp các bạn học sinh mới có thêm nguồn tham khảo và dễ dàng hình dung ra 1 sản phẩm Wetech cho đội của mình.

STTTÊN ĐỘILỚPDỰ ÁNSẢN PHẨM
1Creamagine6MTWeTravelApp
2Keep It Simple7AB2, 7AB3, 7AB4, 7AB5Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hộiWebsite
3EZ Science 77AB2Website, facebook fanpage hỗ trợ học tập môn Science dành cho HS khối 7Website
4Những anh bạn thân thiện8AB3Drainage assistantArduino
5DESTINY TEAM6ADHệ thống báo cháy IOTArduino
6Creatively Intelligent8AB6Study SmartApp
7Winning Eleven8AB4Lớp học thông minhArduino
8Hi Eco7AB7Tủ trồng rau thông minhArduino
98AB5 – CBP8AB5Cyberbulling PreventionWebsite
108AB78AB7Smart binArduino
116AB46AB4App GVDApp
126A26A2Chiếc ô đa năngArduino
136B16B1Thùng rác thông minhArduino
146B26B2Thiết bị hỗ trợ người khiếm thịArduino
157A17A1Truyền thông về chủ đề “Bảo vệ động vật hoang dã”Website
168A18A1Ứng dụng y tế cho người đi du lịchApp
178B18B1Website hỗ trợ các hoạt động trong cuộc sống hàng ngàyWebsite
18OWO10AB4, 10ADDecobatingWebsite
19A3 Tech11AB3Smart AirArduino
209AB4 Inc.9AB4AZ Healthcare appApp
21Équipe de trois personnesIGCSE Y2Open EyeAI + Arduino
22L’ESPOIR10ADỨng dụng TechID
23Elliot10AB1SocialMath
2411AB411AB4SpeakUpApp
25IG-No.1IGCSE Y1IG Cyclopedia
26AB1 Team11AB1Trường học thông minhArduino
279B19B1Ez Literature – Ứng dụng hỗ trợ học Ngữ văn lớp 9App
2810A110A1Máy lọc không khíArduino
2911A111A1Thiết bị đo nồng độ bụi mịnArduino
3011B111B1Thiết bị cảnh báo và điểm danh học sinh trên ô tô
ảnh bìa 1

Thư mời tham dự Wetech 2020 – 2021

Kính gửi Quý phụ huynh, Quý thầy cô cùng các con học sinh. 

Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ kết nối vạn vật đã đem lại nhiều thay đổi to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Internet và các thiết bị thông minh dần trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là với người trẻ, những người luôn tiên phong trong việc khám phá (EXPLORE TECH), trải nghiệm (EXPERIENCE TECH) và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất (EXPLOIT TECH). 

Với mong muốn tạo ra một cầu nối công nghệ, một sân chơi cho các Wishers và Eddies thể hiện năng lực làm chủ công nghệ, sức sáng tạo, trí tưởng tượng, vượt qua các giới hạn của bản thân, và cũng để tiếp nối thành công của những mùa WETECH trước, Ban tổ chức trân trọng kính mời học sinh hai trường Trung học Wellspring và Trung học Edison tham gia cuộc thi WETECH 2020-2021 với chủ đề  “CHALLENGE YOUR IMAGINATION”

Ban tổ chức cũng trân trọng kính mời Quý phụ huynh và Quý thầy cô tham gia đồng hành cùng các con với vai trò mentor/co-mentor của các đội thi. 

Các thông tin về cuộc thi được đăng tải đầy đủ trên website của cuộc thi và trong thông báo đính kèm thư mời này. 

Để đăng ký tham dự, Quý phụ huynh/thầy cô và các con học sinh vui lòng vào link sau hoặc quét QR code: 

Dành cho học sinhDành cho phụ huynhDành cho giáo viên
https://bit.ly/3464hZN
https://bit.ly/2S6AUkH
https://bit.ly/3n8jIcT

Ban tổ chức rất mong chờ sự tham gia tích cực của các Wishers và Eddies cũng như các Quý vị phụ huynh và các thầy cô. 

Trân trọng cảm ơn, 

Ban tổ chức WETEC 2020 – 2021

ảnh bìa 1

Các chủ đề và gợi ý cuộc thi Wetech 2020 – 2021

Danh sách đề tài Wetech 2020 – 2021

1. Robot

STTĐỀ TÀIGỢI Ý SẢN PHẨM 
1.1Robot dẫn đường 
1.2Xe tự hànhSản phẩm là các mô hình robot (vận hành được) thực hiện các nhiệm vụ của đề tài mà học sinh đã đăng ký. Học sinh có thể sử dụng
1.3Robot lau nhà, hút bụi Sử dụng các mã nguồn mở, các ngôn ngữ lập trình điều khiển khác nhau như Python, C…
1.4Robot hỗ trợ y tếMô phỏng các loại robot phổ biến trên thị trường phù hợp với đề tài đã đăng ký
1.5Robot hỗ trợ học tập 
1.6Robot an ninh 
1.7Các ứng dụng robot khác hỗ trợ, phục vụ cuộc sống hàng ngày 

2. Phần mềm ứng dụng (Web, Apps)

STTĐỀ TÀIGỢI Ý SẢN PHẨM
2.1Web, apps phục vụ học tập  Sử dụng các công cụ hỗ trợ lập trình kéo thả như App inventor, Stencyl hoặc các ngôn ngữ lập trình thông dụng, các mã nguồn mở
2.2Web, apps trò chơi giải trí mang tính giáo dụcSản phẩm mô hình hoặc sản phẩm thực tiễn: Website, App, Phần mềm, Game. Học sinh cần có hiểu biết hoặc cần học thêm tối thiểu một trong các công cụ:
2.3Các apps chăm sóc sức khỏe, y tế  Xây dựng website (WordPress, zoomla, Wix, HTML,PHP…)
2.4Web, app hỗ trợ dịch thuật…  Lập trình app (App Inventor, java, kotlin swift, python, C, C#…)
2.5Các ứng dụng hỗ trợ phục vụ cuộc sống hàng ngày (định vị, hướng dẫn chỉ dẫn, VR, AR, MR…) Sử dụng các công cụ hỗ trợ, các kho mã nguồn mở để phát triển ứng dụng
2.6 Web, apps về các kỹ năng xã hội thiết yếu thế kỷ 21 

3. Vạn vật kết nối (IoT)

STTĐỀ TÀIGỢI Ý SẢN PHẨM
3.1Hệ thống nông nghiệp thông minh 
3.2Nhà thông minhXây dựng các mô hình hoặc sản phẩm IoT nhằm hỗ trợ giải quyết  các vấn đề trong cuộc sống, học tập và các vấn đề xã hội. Học sinh có thể sử dụng
3.3Giao thông thông minhSử dụng các công cụ phổ biến như: Arduino, Raspberry Pi, Micro:bit…
3.4Thành phố thông minhSử dụng các ngôn ngữ lập trình như: Python, C, C++, Java, Go, … hoặc các ngôn ngữ nhúng khác.
3.5Hệ thống an ninh, cảnh báo thông minh (cảnh báo trộm, cháy, thiên tai…) 
3.6Điều khiển từ xa hoặc điều khiển bằng giọng nói, cử chỉ 
3.7Các thiết bị thông minh khác 

4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

STTĐỀ TÀIGỢI Ý SẢN PHẨM
4.1Các ứng dụng xử lý hình ảnh (nhận diện khuôn mặt, nhận diện hình ảnh…) 
4.2Các ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiênSản phẩm mô hình hoặc sản phẩm thực tiễn, Game AI, App AI.
4.3Robot thông minh (sử dụng các thư viện mở)Ngôn ngữ lập trình: Scratch, App Inventor, Python, Lisp, C++, Java…
4.4Game AISử dụng các thư viện mở của Google, Apple, Microsoft hoặc Amazon…
4.5Các ứng dụng xử lý văn bản (Chatbot…) 
4.6Trợ lý ảo 
4.7Ứng dụng AI trong giáo dục 

Ban tổ chức Wetech 2020-2021